Nhiếp ảnh gia tự do Pascal Mannaerts đã dành 10 năm để đi thăm quan khắp thế giới. Trên hành trình của mình, Pascal không ngừng ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất, đặc biệt là về người dân địa phương và văn hóa độc đáo của họ.
Nhiếp ảnh gia tự do Pascal Mannaerts đã dành 10 năm để đi thăm quan khắp thế giới. Trên hành trình của mình, Pascal không ngừng ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất, đặc biệt là về người dân địa phương và văn hóa độc đáo của họ.
Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh ấn tượng nhất trong hành trình của anh.
Những đứa trẻ chụp ảnh với vị Lạt Ma của họ ở Cuzco, Peru. Bạn có thể không tin nổi, nhưng đây hoàn toàn là sự thật.
Một phụ nữ Hamar ở miền Nam Ethiopia trong trang phục truyền thống của bộ tộc.
Bộ tộc Hamar cũng là một trong những bộ tộc có văn hóa hết sức kỳ lạ. Thay vì căm giận hoặc chạy trốn khi bị những người đàn ông cầm gậy đánh vào lưng, những người phụ nữ thuộc bộ tộc Hamar lại yêu cầu bị đánh thêm lần nữa cho đến khi mình họ tóe máu đến mức để lại những vết sẹo lớn trên cơ thể. Những người phụ nữ này tình nguyện bị đánh và họ khoe những vết sẹo với niềm tự hào.
Bức ảnh chụp tại tu viện tại Battamban, Campuchia chớp lại khoảnh khắc vui vẻ của những nhà sư nhỏ tuổi. Đối với người dân Campuchia, Phật giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần.
Nếu có dịp tới thăm khu chợ Yangon ở Myanmar, khách thăm quan sẽ bắt gặp những người đang đội trên đầu mâm hoa quả. Những hình ảnh này gắn liền nếp văn hóa sinh hoạt đời thường độc đáo của người dân Myanmar.
Một đứa bé trai ở Varnasi, Ấn Độ trong phục trang của vị thần Krishna rất linh thiêng đối với người dân tại đây. Vào lễ Janmashtami thường niên, người theo đạo Hindu ở Ấn Độ lại tổ chức kỷ niệm ngày sinh của thần Krishna. Trong ngày lễ này, có rất nhiều phong tục truyền thống được thực hiện, trong đó trẻ em và người lớn sẽ mặc những bộ trang phục như của thần Krishna và người vợ là Radha, với gam màu sáng, trang trí công phu và nhiều đồ trang sức.
Các gia đình ngư dân ở Sri Lanka và truyền thống câu cá trên cà kheo. Truyền thống này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và không ai biết chính xác khi nào kỹ thuật đánh cá này được phát minh. Trên cây cà kheo có chiều dài khoảng 5m, ngư dân ngồi chơi vơi trên một thanh ngang. Dân địa phương gọi thanh ngang ấy là “petta”.Họ kiên nhẫn chờ những con cá mắc câu. Mặc dù phương pháp này có vẻ thô sơ và cổ, song đây là cách để người dân giữ gìn truyền thống của địa phương.
Một người đưa bánh mỳ ở Chinguetti. Nằm ở bờ tây sa mạc lớn nhất thế giới, thị trấn cổ Chinguetti hiện đang lưu giữ hàng nghìn bản chép tay Hồi giáo cổ đại có nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Chinguetti được mệnh danh là “thế giới bí mật giữa sa mạc” bởi còn vô vàn điều kỳ bí về lịch sử và văn hóa chưa được khám phá hết.
Lời Phật dạy: Cuộc sống là hành trình chứ không phải điểm đến. Và hạnh phúc thì ở ngay tại đây và ngay bây giờ, ở bất cứ nơi nào chúng ta hiện hữu.
Còn tục ngữ Tây Tạng thì nói rằng: Hạnh phúc thực sự không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì bên ngoài mà nó phụ thuộc vào chính bản thân chúng ta.
Câu nói rất nổi tiếng đối với người dân Châu Phi: Lắng nghe tổ tiên, các linh hồn, cây cối và động vật. Hãy lắng nghe tất cả những nguồn cảm hứng đến với chúng ta.
Hãy hạnh phúc tại ngay thời điểm này. Khoảnh khắc này là cuộc sống của bạn , Omar Khayyam từng nói.
“Việc đi khám phá khắp thế giới giúp tôi tận hưởng mọi phút giây trên con đường và cho tôi cơ hội để tiếp cận nhiều thắng cảnh và nền văn hóa độc đáo khác nhau. Điều này thực sự là vô giá“, Pascal chia sẻ.
Trong suốt hành trình, nhiếp ảnh gia Pascal cảm nhận trọn vẹn về ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày và đã truyền tải nó một cách chân thực qua những tấm ảnh của anh.
Theo Wandertips