==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Quần thể di tích Tháp Bà Ponagar tọa lạc tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tháp Bà Ponagar là một trong những công trình kiến ​​trúc tiêu biểu và vĩ đại của nền văn hóa Chăm Pa vẫn còn nguyên giá trị khi đã nhuốm màu của thời gian.

Quần thể di tích Tháp Bà Ponagar được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 12. Những ngôi tháp Chăm ấn tượng này vẫn được các Phật tử Chăm, Hoa và Việt Nam thường xuyên ghé đến đây để thăm quan cũng như thờ cúng tại đây. Ban đầu quần thể di tích này có 07 hoặc 08 tháp, nhưng hiện nay quần thể này chỉ còn lại 04 tháp. Trong đó, tháp Bắc có chiều cao lên đến 28 mét. Tháp Bắc được coi là Tháp Chính và được xây dựng vào năm 817 sau Công Nguyên, với mái của ngọn tháp là hình chóp bậc thang, bên trong được xây theo hình vòm.

Quần thể di tích Tháp Bà Ponagar đứng trên một mỏm đá granit rất lớn. Quần thể di tích này nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng chừng 3 km về phía Bắc, nằm sát bên bờ sông Cái.

Quần thể di tích Thác Bà Ponagar gồm 03 tầng với cổng đi vào ở tầng 1 đã bị phá hủy hoàn toàn trong chiến tranh. Phía trước quần thể di tích Thác Bà Ponganar là hai hàng cột rộng lớn gồm 10 trụ lớn và hai trụ nhỏ nằm ở hai bên. Ở nơi chính giữa, người ta đặt bàn thờ - nơi người Chăm thường tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống, nghi thức lễ giáo trang trọng vào các dịp lễ, Tết quan trọng của họ.

Tầng hai của quần thể di tích này được gọi là Mandapa (hay còn gọi là nhà khách). Đây là nơi khách hành hương, khách thăm quan đến thăm quan có thể nghỉ ngơi cũng như chuẩn bị các loại lễ vật, chỉnh trang trang phục trước khi bắt đầu nghi thức chiêm bái. Trên tầng 3, người ta xây dựng 04 tháp và trong đó có Tháp Bà Ponagar có độ cao lên đến 23 mét. Tháp Bà Ponganar được nhiều Lữ khách biết đến và cho rằng đây là nổi bật nhất, cao nhất và đẹp nhất trong quần thể di tích náy. Ngọn tháp 04 tầng này tượng trưng cho vẻ đẹp, nghệ thuật cũng như sự sáng tạo của người Chăm. Bên trong tháp, người ta có xây dựng tượng nữ thần bằng đá hoa cương đen, có chiều cao 2,6 mét, ngồi trên bệ đá có hình đài sen, tựa lưng vào phiến đá lớn tạo cảm giác linh thiêng, nghiêm nghị. Bức tượng nữ thần đá bằng hoa cương đen này được coi là một công trình kiệt tác đồ sộ trong nghệ thuật điêu khắc của người Chăm. Ba tháp còn lại là nơi thờ Thần Shiva (Shiva được xem như vô hạn, siêu việt, bất biến và vô tướng vô hình. Shiva có rất nhiều hình thức vừa nhân từ vừa gây kinh sợ. Trong khía cạnh nhân từ, thần Shiva được mô tả như là một Yogi toàn trí, người sống trong một cuộc sống khổ hạnh trên núi Kailash, cũng như một chủ hộ có vợ là Parvati và hai con là Ganesha và Kartikeya, và ở khía cạnh kinh sợ, Shiva thường được mô tả như một ác thần hay chém giết. Shiva cũng được xem như thần bảo trợ của yoga và nghệ thuật) tối cao của Ấn Độ và hai con trai của ông, Thần Sanhaka và Ganesha (là tượng trưng của tài trí, hạnh phúc và thành công).

Người ta cho rằng quần thể di tích này lần đầu tiên được sử dụng vào việc thờ cúng vào thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên. Công trình kiến ​​trúc được xây dựng bằng gỗ ban đầu đã bị san bằng bởi cuộc tấn công của người Java vào năm 774 sau Công nguyên. Sau đó, quần thể di tích này đã được thay thế bằng một ngôi đền bằng đá và gạch rất chắc chắn vào năm 784 sau Công nguyên.

Các tòa tháp này được coi là Tòa thánh, là nơi tôn vinh bà Yang Ino Po Nagar - nữ thần của tộc Liu. Nữ thần Yang Ino Po Nagar là người chuyên cai trị phần phía Nam của vương quốc Chăm. Nữ thần Yang Ino Po Nagar tuy chỉ là một vị thần có ở trong truyền thuyết nhưng đã được người dân Việt Nam và Chăm thờ phụng. Nữ thần Yang Ino Po Nagar cũng đã được nhà Nguyễn xếp vào bậc thượng đẳng thần. Có những phiến đá khắc chữ nằm rải rác ở khắp khu quần thể di tích này. Hầu hết các phiến đá lớn có khắc chữ này đều liên quan đến lịch sử hoặc tôn giáo của người Chăm cũng như cung cấp cho khách thăm quan những cái nhìn sâu sắc về đời sống tâm linh và cấu trúc xã hội của người Chăm

.

Tất cả các ngọn tháp này đều quay mặt về hướng Đông, cũng như lối vào ban đầu của khu quần thể di tích này nằm ở phía bên phải lối lên của bạn.

Vào năm 918 sau Công nguyên, vua Indravarman III đã đặt một mukha - linga (là một linga với một hoặc nhiều khuôn mặt người. Linga là một đại diện aniconic của thần Hindu Shiva. Mukhalingas có thể bằng đá hoặc có thể được làm bằng vỏ kim loại, bao phủ linga bình thường. Mukhalinga thường có một, bốn hoặc năm khuôn mặt) bằng vàng ở Tháp Bắc nhưng những khuôn mặt người này đã bị bọn người Khmer lấy đi. Mẫu tượng này bị phá hủy hoặc bị đánh cắp và sau đó đã được thay thế bằng một bức tượng khác vào năm 965. Khi vua Jaya Indravarman IV thay thế mukha - linga bằng vàng bằng tượng đá thì nó vẫn còn cho đến tận ngày nay.

Phía trên lối đi vào của Tháp Bắc, có hai người đứng canh, một trong hai người đặt chân lên đầu con bò đực Nandin (là vật cưỡi của thần Shiva có nhiệm vụ đưa linh hồn người chết qua con sông và nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và dẫn đường cho linh hồn người quá cố lên thiên đường hòa nhập với đại linh hồn vĩ đại của thế giới cực lạc). Các cột cửa được xây dựng bằng đá sa thạch, người ta khắc lên đó các dòng chữ, cũng như các phần của các bức tường của tiền đình. Người ta đã đặt một chiếc chiêng và một cái trống, đặt thẳng đứng dưới trần nhà hình chóp của ngọn tháp này. Trong Tháp Bắc chính hình chóp cao 28 mét, người ta có xây dựng một bức tượng nữ thần Uma (vợ của thần Shiva, đồng thời cũng là hiện thân nữ tính của thần Shiva (Sakti)) bằng đá đen với 10 cánh tay, hai trong số 10 cánh tay đó được giấu dưới áo. Bức tượng nữ thần đang ngồi và dựa lưng vào một con quái vật.

Tháp Trung tâm (hay còn gọi là Tháp Nam) được xây dựng một phần bằng gạch tái chế vào thế kỷ 12 sau Công nguyên, trên địa phận của một số công trình kiến ​​trúc có từ khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Tháp Nam được xây dựng ít tinh xảo hơn các ngọn tháp khác và người ta trang trí ít hơn cho ngọn tháp này. Mái nhà của ngọn tháp Nam người ta xây có hình chóp, không có bậc thang hoặc hoa văn chi tiết, mặc dù các bàn thờ bên trong đã được phủ bạc. Và ở đây cũng có một mukha - linga được người ta xây dựng ở bên trong gian chính.

Tháp Nam (Tháp Đông Nam), xưa kia là dành cho thần Sandhaka (Shiva), là nơi trú ẩn của một mukha - linga, được trang trí sơ sài, nhẹ nhàng, trong khi Tháp Bắc (Tháp Tây Bắc) thì được trang trí lộng lẫy, sang trọng ban đầu lại được dành cho thần Ganesha. Ở phía sau của khu quần thể di tích này là một bảo tàng ấn tượng hơn đối với Lữ khách . Tại đây người ta trưng bày một vài bức tượng, đồ vật, dụng cụ đặc trưng về đồ đá của người Chăm.

Tháp Bà Ponagar - Công Trình Kiến Trúc Ấn Tượng Ở thành phố
 Nha  Trang

Quần thể di tích Tháp Bà Ponagar là quần thể vô cùng có ý nghĩa về lĩnh vực tôn giáo. Chắc chắn, Quần thể di tích Tháp Bà Ponagar sẽ là một trong những địa điểm xứng đáng để khách thăm quan ghé thăm khi có dịp đi thăm quan, khám phá Nha Trang!

Nguyễn Lan Anh

GIỚI THIỆU THÁP BÀ PONAGAR

GIỚI THIỆU THÁP BÀ PONAGAR
26 2 28 54 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==