==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Để thực hiện một chuyến lặn biển, bạn có thể chọn ngày nắng nóng hay mát mẻ đều được. Tuy nhiên, điều quan trọng là hôm đó biển không có nhiều gió và sóng không lớn để đảm bảo an toàn cho bản thân trong khi lặn.

Ngoài ra nước biển phải trong. Đôi khi, những điều kiện về thời tiết vô cùng lý tưởng cho việc lặn nhưng nước biển lại quá đục khiến cho khách thăm quan không thể quan sát được những điều kì thú xung quanh.

1. Yếu tố thời tiết và môi trường

Để thực hiện một chuyến lặn biển, bạn có thể chọn ngày nắng nóng hay mát mẻ đều được. Tuy nhiên, điều quan trọng là hôm đó biển không có nhiều gió và sóng không lớn để đảm bảo an toàn cho bản thân trong khi lặn.Ngoài ra nước biển phải trong. Đôi khi, những điều kiện về thời tiết vô cùng lý tưởng cho việc lặn nhưng nước biển lại quá đục khiến cho khách thăm quan không thể quan sát được những điều kì thú xung quanh.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lặn Biển Ngắm San Hô - Ảnh 1

2. Chuẩn bị đồ đạc

- Áo phao lặn biển: Không chỉ giúp bạn nổi dễ dàng khi xuống nước, chiếc áo phao còn có tác dụng chống va đập và bảo vệ cơ thể bạn khỏi trầy xước khi bị sóng đẩy đập vào san hô hay ghềnh đá. Áo phao thường được thiết kế với màu sắc nổi bật để có thể phát hiện từ xa. Đây là điều vô cùng hữu ích cho công tác cứu hộ khi có sự cố xảy ra. Vì những tiện ích tuyệt vời mà áo phao đem lại, việc chọn cho mình một chiếc áo phao phù hợp với cân nặng của bản thân trước khi tham gia lặn biển là điều cực kì quan trọng mà Lữ khách nên lưu ý.

- Kính lặn: Khi chọn kính, khách thăm quan nên lựa những chiếc kính có tầm quan sát rộng, lớp cao su mềm, mắt kính trong và chống va đập tốt. Một chiếc mắt kính tốt sẽ giúp cho Lữ khách có thể nhìn rõ cảnh vật lung linh, kỳ ảo khi lặn dưới nước.

- Chân vịt: Do tác động từ dòng chảy và lực cản của nước nên nếu bơi mà không mang chân vịt, khách thăm quan sẽ nhanh mất sức hơn. Khi bơi xa, lặn sâu, chân vịt sẽ giúp cho sự cơ động của Lữ khách tăng lên rất nhiều. Vì thế, việc chọn chân vịt thật vừa vặn sẽ vô cùng hữu ích khi muốn lặn, khám phá thế giới dưới lòng đại dương. khách thăm quan không nên chọn những chân vịt quá rộng để tránh bị tụt khi bơi, cũng nên tránh xa những chiếc chân vịt quá chật nếu như không muốn bàn chân mình đau ê ẩm.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lặn Biển Ngắm San Hô - Ảnh 2

- Đồ lặn biển: Những bộ đồ lặn vừa có tác dụng bảo vệ Lữ khách khỏi trầy xước do va đập vào đá và san hô dưới biển, vừa giúp cho cơ thể giữ ấm khi phải ngâm mình dưới nước trong một quãng thời gian dài. Do đó, lựa chọn đồ lặn cũng là yếu tố then chốt để có một chuyến lặn biển hoàn hảo. khách thăm quan cần chọn những bộ đồ vừa vặn, không quá rộng để tránh nước biển lọt vào trong khiến cho cơ thể nhanh mất nhiệt. Cũng không nên lựa chọn những bộ đồ lặn quá chật gây khó khăn khi cử động và làm cho máu khó lưu thông. Tùy theo nhu cầu, môi trường lặn, Lữ khách có thể lựa chọn bộ đồ lặn phù hợp trong số 3 loại đồ lặn sau:

   + Bộ đồ lặn sát người (body suit): Thường được làm từ nilon. Bộ đồ lặn loại này có khả năng bảo vệ toàn bộ cơ thể của khách thăm quan khỏi bị trầy xước và giúp chống nắng tốt khi Lữ khách lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên loại đồ lặn này có khả năng cách nhiệt rất kém nên chỉ thích hợp lặn ở vùng nước ấm.

   + Bộ đồ lặn ướt (wet suit): Đây là loại đồ lặn khá thông dụng, có nhiều độ dày và mẫu mã khác nhau, thích hợp với cả những vùng nước lạnh 10 độ C hay nước ấm 30 độ C.

   + Bộ đồ lặn khô (dry suit): Đây là loại đồ lặn giúp cách ly cơ thể người mặc khỏi nước và giữ cho khách thăm quan luôn khô ráo. Bộ đồ lặn khô là loại đồ lặn ấm nhất và người ta chỉ sử dụng để lặn ở những nơi có môi trường nước lạnh dưới 10 độ C.

- Dao lặn biển: Khi lặn, nếu không may bị vướng phải dây (Dây buộc thuyền bị đứt, dây cước câu…) không thể tháo ra được, Lữ khách sẽ thấy sự hữu ích của những con dao này.

- Đồ lặn biển phụ: Những phụ kiện nhỏ như mũ trùm đầu, tất chân, bao tay, đồng hồ đo áp suất, nhịp tim cũng sẽ là những thứ mà bạn nên chuẩn bị để giữ ấm và phát hiện sớm những điều bất thường của cơ thể nếu có, đảm bảo an toàn cho bản thân trước những vấn đề có thể xảy ra khi lặn xuống sâu dưới mặt nước.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lặn Biển Ngắm San Hô - Ảnh 3

3. Thời điểm lặn

Giống như những môn thể thao khác, khách thăm quan không nên lặn khi đang quá đói hoặc vừa ăn no. Lặn với một cái bụng rỗng chắc chắn sẽ khiến cho bạn cực kì mệt mỏi. Trong khi đó, lặn vào lúc no lại rất dễ bị nôn. Vì thế, thời điểm lý tưởng nhất để tham gia vào hoạt động lặn biển là sau khi ăn khoảng 1 tiếng.

Ngoài ra, Lữ khách chỉ nên lặn khi tâm trạng thật thoải mái, tránh lặn khi đang sợ hãi hoặc có vấn đề bất ổn về tâm lý. Lặn khi tâm trạng bất ổn có thể làm giảm khả năng linh hoạt khi xử lý các tình huống và dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lặn Biển Ngắm San Hô - Ảnh 4

4. Một số lưu ý quan trọng khác

- Luôn bơi chậm và không lặn quá sâu.

- Không lặn một mình mà nên lặn cùng đoàn để có thể hỗ trợ nhau khi cần thiết.

- Tuân thủ những quy tắc, hướng dẫn của hướng dẫn viên.

- Không uống bia rượu trước khi lặn. Việc sử dụng rượu bia khiến cho cơ thể khách thăm quan thiếu nước nhanh hơn và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi áp suất tăng.

- Nếu bị ù tai khi lên bờ, hãy ngậm miệng và bịt chặt tai rồi thở nhẹ nhàng bằng mũi.

- Không rời xa vị trí neo đậu của tàu để người trên tàu sẽ có thể quan sát và giúp đỡ chúng ta khi có vấn đề xảy ra. 

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lặn Biển Ngắm San Hô

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lặn Biển Ngắm San Hô
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==