==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

khách thăm quan khi đến các điểm hành trình, ngoài việc muốn khám phá cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và những nét văn hóa mới lạ, độc đáo, mọi người còn rất  thích thú khi được thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương. Phần 4 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn hấp dẫn tại Nha Trang: bánh tráng xoài, sá sùng, bào ngư, mực một nắng, vịt cầu Dứa, bánh canh chả cá Nhồng.

khách thăm quan khi đến các điểm trải nghiệm Nha Trang, ngoài việc muốn khám phá cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và những nét văn hóa mới lạ, độc đáo, mọi người còn rất  thích thú khi được thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương. Phần 4 của bài viết, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn hấp dẫn tại Nha Trang: bánh tráng xoài, sá sùng, bào ngư, mực một nắng, vịt cầu Dứa, bánh canh chả cá Nhồng

Bánh Tráng Xoài

Bánh tráng xoài cũng là món độc đáo, dân dã, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. Bánh tráng xoài – cái tên nghe vừa lạ lại vừa quen. Bởi bánh có hình dạng giống chiếc bánh tráng, nhưng nguyên liệu chế biến chỉ có xoài chín và một chút đường cùng với bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên một loại bánh dân dã và trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của Khánh Hòa.

Xoài cát ở Khánh Hòa rất nhiều, ăn và bán quả tươi không hết người ta tận dụng làm bánh xoài, vừa thơm ngon lại có thể để được lâu. Cách chế biến bánh tráng xoài rất đơn giản. Người ta chọn xoài chín, rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Để nước xoài không có xơ, người ta thường dùng tay bóc vỏ chứ ít khi dùng dao gọt, hơn nữa xoài chín nên rất dễ bóc. Sau đó dùng nạo có lỗ to, chà xát mạnh rồi đặt dưới bát hoặc chậu nhỏ. Nạo cho tới khi quả xoài đến hạt.

Kế đến, họ lấy nước xoài cho vào nồi, chảo và đặt trên bếp, cho thêm chút đường cho ngọt, sau đó vừa đun vừa khuấy đều tay để xoài không cháy, thịt xoài không dính xoong. Nấu cho đến khi sôi, hỗn hợp sền sệt là được.

Bánh Tráng Xoài

Tiếp theo là công đoạn phơi bánh, họ trải một miếng nhựa ra chiếc nong, nia hay sàng (nhiều nhà không dùng miếng nhựa có thể thay bằng bánh tráng khô mua ngoài chợ), cho hỗn hợp nước xoài vào rồi láng mỏng ra cho hết mặt nia. Cuối cùng, mang ra sân phơi nắng tới khi sờ vào không dính tay, có thể nhấc bánh lên là được. Thông thường trời nắng gắt, phơi bánh 2 ngày là có thể dùng được.

Bánh tráng xoài sau khi phơi xong được cắt ra thành miếng hình chữ nhật vừa phải và bọc trong túi nylon để bảo quản. Bánh xoài còn độc đáo ở chỗ nó giữ được rất lâu mà không cần sử dụng bất kì hóa chất nào bởi vị chua của xoài và cách chế biến dựa vào nắng tự nhiên.

Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.

Sá Sùng Nha Trang

Ký sự về Sá Sùng: Một lần, sau khi làm việc với anh em biên phòng ở xã Cam Hải Đông (Cam Ranh), mọi người rủ tôi ra một quán nhỏ bên bờ sông Thủy Triều để thưởng thức đặc sản địa phương. Vào quán, thấy ông chủ bưng một rổ con gì ngọ nguậy, màu đỏ đen, dài như chiếc đũa, ông nói: “Con xí sùng đó”, tôi đã hoảng.

Còn anh bạn thì cười: “Đặc sản Thủy Triều đó”. Sau nửa giờ chờ đợi, ông chủ đem lên một bếp than hồng cùng những con sá sùng đã được lộn ruột, trắng tinh. Thấy tôi ngần ngừ, anh bạn “quảng cáo” : “Đây là giống trùn biển, giá chừng 20.000 đồng/kg. Ăn còn ngon hơn mực nướng. Thử mà xem!”.

Quả đúng vậy! Sá sùng tươi rói, nướng trên bếp rồi chấm muối ớt chanh, ngon hơn mực nướng! Đó là lần đầu tiên tôi ăn sá sùng. Cũng từ hôm đó, tôi mới biết món ăn này chưa phổ biến rộng vì phần lớn những người làm biển, khi rảnh, đợi thủy triều lên xuống, đi dọc ven con nước để bắt sá sùng, chưa có người làm nghề bắt sá sùng chuyên nghiệp

Bữa ăn sá sùng đó rồi cũng rơi vào lãng quên, cho đến một hôm, vào một nhà hàng quen, anh quản lý cười tươi rói: “Hôm nay có món sá sùng: nướng, xào chua ngọt...”. Vẫn là con trùn biển kia, nhưng tại nhà hàng được chế biến cầu kỳ hơn nhiều, không như cách chế biến ở góc quán nhỏ ven bờ sông Thuỷ Triều. Sau tôm, cá, mực, đến bò cạp, dế, giờ đây, sá sùng cũng vinh dự có tên trong thực đơn nhà hàng Nhưng không phải lúc nào kêu món trùn biển cũng được đáp ứng, bởi không phải lúc nào cũng có người bắt chúng. Một cô bạn mới mở nhà hàng ở Nha Trang tự tin cam đoan với tôi, nhà hàng bảo đảm hàng ngày có món sá sùng. Tôi tìm đến quán cô bạn, hy vọng được thưởng thức một cách chế biến sá sùng mới, thì nhận được câu trả lời “mấy ngày nay biển động, không có hàng”.

Sá Sùng Nha Trang

Sá sùng, còn gọi là trùng biển hay sâu cát, có nhiều ở những vùng biển Nha Trang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Giờ, Côn Đảo… Sá sùng sống trong hang sâu, dưới cát, màu nâu đỏ, dài từ 10-15cm, trên mình có những sợi vân nhỏ li ti. Sá sùng có hình dạng như trùn đất, nhưng kích thước lớn hơn và ruột chứa toàn

Chị Bùi Thị Lanh - chủ vựa hải sản Thành Lanh ở chợ Côn Đảo cho biết: “Người ta thường đi bắt sá sùng vào sáng sớm, theo những ổ đất mà chúng để lại trên mặt biển sau khi ngoi lên kiếm ăn mỗi đêm. Thấy dấu vết sá sùng, chỉ cần xúc sâu vào lớp cát sẽ “tóm” ngay được chúng bên dưới.”

Chế biến sá sùng rất công phu, phải rạch dọc theo thân, lộn nó ra để chà xát thật kỹ với muối cho ruột hết cát và hết mùi tanh. Sá sùng phải rửa nhiều lần, ngay dưới vòi nước mạnh, đến khi có màu trắng ngà mới là sạch.

Ở Quảng Ninh và nhiều tỉnh phía Bắc, người ta vẫn hay sá sùng như một dạng tôm khô để chế biến các loại nước lèo làm phở, hủ tíu, bún. Một lượng nhỏ sá sùng khô rang lên cho vào túi lọc bỏ trong nồi nước lèo sẽ giúp nồi nước ngọt đậm đà. Ở Côn Đảo, Vũng Tàu, sá sùng tươi lại được chế biến thành các món như xào chua ngọt, chiên, nướng...

Sá sùng có vị ngọt tự nhiên, nên khi chế biến không cần thêm đường, bột ngọt. Một chút muối dằn hương vị là đủ làm sá sùng tăng vị đậm đà. Anh Long, một ngư dân vùng biển Cần Giờ còn giới thiệu món sá sùng nướng muối ớt nhấm cùng rượu đế, ăn một miếng, “đến chết cũng chưa quên”!

Mỗi vùng miền có một cách chế biến sá sùng khác nhau. Tại chợ Quảng Ninh, chợ Đầm Nha Trang sá sùng khô được bán với giá khoảng 500.000-600.000 đồng/ký. Còn ở Côn Đảo, sá sùng được sơ chế sạch, trắng tinh, và đông lạnh. Mỗi kg giá từ 150.000đ đến 160.000đ.

Sá sùng khô nướng bằng cồn rồi ăn như mực khô, chấm với tương ớt. Loại này cũng có thể chiên giòn và dùng thay cho tôm khô khi nấu canh. Sá sùng tươi thì xào, chiên, làm một món trong bữa cơm hàng ngày cũng rất tuyệt.

Thức ăn của sá sùng là những sinh vật phù du nên có lẽ vì thế sá sùng có nhiều axít amin, glyxin, alanine, glutamin, taurine cũng như nhiều loại khoáng chất khác. Theo Đông y, sá sùng có vị ngọt, tính mát, có thể trị chứng âm hàn, bổ dương khí, giá trị dinh dưỡng rất cao.

Sá sùng xào mướp

Nguyên liệu:

- 2 trái mướp hương (hoặc mướp khía), 100g sá sùng, 1 muỗng nhỏ hạt nêm, ½ muỗng muối, tiêu, hành lá.
- Mướp bào vỏ, cắt lát xéo, dày 3-4cm. 

Thực hiện:

- Sá sùng đem rửa thật sạch dưới vòi nước mạnh cho hết cát. Cắt từng đoạn khoảng 10cm. Đun nước thật sôi thả sá sùng vào cho xoắn tròn lại. Vớt ra rổ, để ráo. Ướp ½ muỗng hạt nêm và 1 tí muối.

- Bắc chảo, phi tỏi thơm, thả sá sùng vào xào đều trên lửa lớn khoảng 3 phút. Trút ra đĩa. Sau đó đổ dầu, cho mướp vào, xào mướp nhanh tay vừa chín tới, nêm nếm vừa ăn. Sau đó đổ sá sùng vào mướp, đảo nhanh khoảng 2 phút cho các gia vị thấm vào nhau. Bỏ hành lá cắt khúc vào, đảo lần cuối và tắt bếp.

- Múc thức ăn ra đĩa, rắc một ít tiêu bột lên trên.

Bào Ngư

Bào ngư là một trong những đặc sản của biển. Giống như ốc hương, sò huyết, hải sâm, vi cá mập..., bào ngư là món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa nhiều bệnh trong đó tăng cường sinh lực cho nam giới được chú ý hơn cả.

Thành phần dinh dưỡng: Trong 100g bào ngư chứa: chất đạm 17,05g; đường (carbonhydrat) 5,89g; chất béo 0,75g; cholesterol 84,7mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Chất đạm của bào ngư cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở mức tương đối cao như threonin 0,73mg; isoleucin 0,75mg; valin 0,7mg; axit glutamic 2,31mg. Vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magiê, sắt, silic, photphat và clorua.

Công dụng của bào ngư: bào ngư có tính bổ âm, tăng khí, bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể... Những người cơ thể suy nhược, mắt kém, thận suy, sinh hoạt tình dục yếu nên dùng bào ngư.

Sau đây là một vài món ăn hành trình Nha Trangnhatrangsensetravel mời các bạn tham khảo.

Cơm bào ngư: Gạo tẻ ngon 100g, thịt bào ngư 100g, mỡ nước hoặc dầu ăn, nước dùng gà, gia vị đủ dùng. Gạo tẻ vo sạch, nấu thành cơm. Thịt bào ngư rửa sạch, thái lát. Lấy nước dùng gà cho bột đao hoặc bột bắp cùng gia vị vào quấy lên thành nước sốt, đun sôi nước sốt, sau đó cho thịt bào ngư vào đun tới khi bào ngư chín. Đổ nước sốt bào ngư lên cơm là dùng được. Nên ăn lúc nóng.

Súp bào ngư hải sản: Bột bắp hoặc bột đao 20g, bào ngư thái miếng 50g, thịt cua nạc 50g, tôm nõn 20g, nước dùng gà hoặc nước xương lợn hầm, gia vị đủ dùng. Cho các thứ trên vào đảo cùng với hành phi thơm. Cho bột đao hoặc bột ngô vào nước dùng gà quấy đều rồi đem nấu chín sền sệt, sau đó cho bào ngư cùng các hải sản đã xào chín vào, nêm gia vị là dùng được. Ăn khi nóng.

Bào ngư om lòng trắng gạch cua: Bào ngư 100g, cua gạch 1 con, lòng trắng trứng gà 1 cái, bông cải xanh 10g, gia vị, dầu ăn, dầu hào đủ dùng. Làm sạch cua luộc và lấy thịt cua. Bông cải luộc chín tái. Cho bào ngư cùng hỗn hợp gia vị, nấu tới khi bào ngư chín và nước còn sền sệt thì bắc ra. Thịt, gạch cua trộn với lòng trắng trứng nấu một lúc cho chín. Cho tất cả các thứ trên vào đun sôi là dùng được. Nên ăn nóng.

Mực Một Nắng

Cá Mực là loài đặc sản biển ngon, bổ dưỡng, ai cũng thích ăn. Nhiều món từ mực đều hấp dẫn, mực tươi, mực khô, mực một nắng ... Mực khô thì nướng, chiên, đều ngon, thơm lừng bốn phương, thật tuyệt, mực tươi thì hấp chấm với nước mắm gừng . Còn mực một nắng chế biến được nhiều món ngon với nhiều hương vị quyến rũ khó mà cưỡng lại được. Mực một nắng rất ngon và cũng khá đắt trong các nhà hàng, quán ăn.hành trình Nha Trang bạn sẽ được thưởng thức loại mực thơm ngon này qua nhiều cách chế biến.

Thành phần dinh dưỡng:
Trong 100g ăn được của mực tươi: 300 calo, 400g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột, 0g chất xơ. Trong mực có chứa một số chất khoáng vi lượng rất quý như sắt, kẽm, mangan, selen... và cả hormon nam testosterone.

Công dụng:
Cá mực có tác dụng bồi bổ làm tăng sức khoẻ, tăng trí lực, đặc biệt có chứa các peptid có tác dụng chống độc và chất phóng xạ. Có nhiều món ăn thuốc chữa bệnh từ loài cá này.

Cách phơi mực một nắng:
- Mực ống tươi sau khi câu lên, xẻ ra, làm sạch phần ruột.
- Sau đó, mang mực đem đi phơi. Tốt nhất là phơi trên vĩ bằng tre hoặc lưới. Mực sẽ mau ráo và khô hơn
- Phơi dưới nắng gắt từ sáng đến chiều là ta có món mực một nắng ngon lành

Lưu ý: 
Mực một nắng đúng kiểu là mực được phơi ngoài trời, dưới ánh nắng gắt sao cho bề mặt mực khô, bóng nhưng bên trong vẫn mềm

Vịt Cầu Dứa

Vùng đất này quả là trứ danh với đủ các món đặc sản của biển và đất, của nước ngọt lẫn nước mặn. Theo các ghi chép cổ, từ xa xưa món thịt vịt của vùng này ngon nổi tiếng, chỉ xếp sau có yến sào.

Tham gia Chương trình Nha Trang mùa này quý khách có thể thưởng thức món vịt Cầu Dứa, món ăn tưởng bình dân này lại oai không ngờ. Vịt Ninh Hoa là thứ vịt nuôi thả ngoài những cánh đồng phì nhiêu, giàu tôm, cua, cá, vì vậy, vịt ở đây rất béo.

Nói đến vịt, những người sành ăn sẽ nghĩ ngay tới món tiết canh. Hiện nay, nổi tiếng nhất Nha Trang có tiết canh vịt Cầu Dứa, nằm trên quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố 3-4km về phía Nam. Nơi đây được biết đến như một "khu phố Vịt" với san sát nhà hàng phục vụ các món vịt và tiết canh vịt.

 

Vịt Cầu Dứa

 

Ngoài tiết canh, phổ biến và được ưa chuộng nhất vẫn là món vịt luộc và nướng. Dù chế biến theo kiểu gì thịt thịt vịt ở đây cũng rất mềm, nạc và tuyệt đối không có mùi hoi đặc trưng của vịt. Nhìn những đĩa tiết canh vịt đánh trong những đĩa lớn, màu sắc đỏ tươi, đông cứng như thạch, hãy mạnh dạn nếm thử một lần. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt mát của tiết, sần sật của tim, gan, mề, thịt, vị bùi béo của đậu phộng rang hòa cùng hương thơm tổng hợp của các loại húng quế, ngò gai, rau răm...

Vào mỗi buổi chiều hè, cái giòn tan của bánh tráng mè nướng cùng quyện miếng tiết canh làm nên một khúc hơp xướng khó quên của nghệ thuật ẩm thực Khánh Hòa.

Tiết canh vịt: 6.000đ/suất; Vịt luộc: 18.000đ/đĩa; Cháo vịt: 5.000đ/bát.

Bánh Canh Chả Cá Nhồng

Bánh canh chả cá là món ăn nổi tiếng của các tỉnh miền Trung nói chung và Nha Trang nói riêng. Với hai thành phần chính là sợi bánh canh và chả cá, tùy vào từng địa phương mà món ăn có cách biến tấu khác nhau tạo sự hấp dẫn riêng. Từng lá chả cá dai, mềm, khi ăn có vị ngọt tự nhiên chính là điểm hấp dẫn tạo nên sự khác biệt cho món ăn bình dị này ở thành phố biển Nha Trang.

Nhờ sự phong phú của biển cả nên chả cá được làm từ rất nhiều loại cá. Từ cá thu, cá cờ, cho đến cá chỉ vàng, cá mối... đều được dùng để tạo ra những lát chả cá vàng ươm, thơm ngon, có thể thuyết phục bất cứ thực khách khó tính nào. Ngoài ra, còn một loại chả cá nữa mà những người sành ăn khó có thể bỏ qua là chả cá nhồng.

Cá nhồng là một trong những loại cá hung dữ của biển cả, gồm nhiều loại, loài lớn nhất có thể dài đến gần 2 m. Ở vùng biển Nha Trang, cá nhồng có kích thước nhỏ, con trưởng thành chỉ bằng cổ tay người lớn. Cá nhồng làm chả phải chọn con lớn, mới được đánh bắt lên. Cá sau khi làm sạch được lấy thịt bằng hai cách. Bạn có thể dùng dao lóc thịt phi lê cá hoặc mổ đôi cá, dùng chầy chần cho thịt cá mềm rồi dùng thìa nạo sạch thịt. Cách thứ hai mất nhiều thời gian nhưng khi chế biến sẽ cho thành phẩm ngon hơn.

Bánh Canh Chả Cá Nhồng - Ảnh 1

Bánh canh chả cá nhồng với hương vị thơm ngon, thanh ngọt, tuy bình dị nhưng luôn được nhiều người ưa thích.

Cá sau khi nạo được cho vào cối quết nhuyễn với tiêu, đầu hành, muối, đường. Khi thịt cá thật nhuyễn thì cho ít bột mì vào rồi tiếp tục quết đến khi thịt cá mềm, mịn, dẻo và dai là được. Thịt cá sau đó được chia thành từng miếng tròn khoảng bằng bàn tay rồi đem chiên vàng hoặc hấp chín tùy ý thích.

Một điểm cộng cho món ăn này là sợi bánh canh được làm từ bột gạo mới xay nên sợi bánh mềm, mịn và không có mùi chua như sợi bánh làm từ bột gạo xay sẵn. Thường thì các quán ăn sẽ tự làm sợi bánh nên bạn đừng bất ngờ khi thấy sợi bánh được tạo hình khác nhau tùy theo ý thích của từng quán.

Bánh Canh Chả Cá Nhồng - Ảnh 2

Chả cá được làm từ cá nhồng vừa dai mềm, vừa có vị ngọt tự nhiên chính là điểm khác biệt của món ăn này.

Khi có thực khách ăn, sợi bánh canh sẽ được chần qua nước sôi rồi cho vào bát. Tiếp đến là những lát chả cá chiên vàng, ít hành ngò, dăm lát ớt rồi chan ngập nước dùng. Tô bánh canh bốc khói, hương thơm của hành ngọ quyện trong hương vị đậm đà của món ăn khiến bạn khó có thể cầm lòng được. Húp một thìa nước dùng để cảm nhận cái vị ngọt thanh của nước lèo, gắp một lát chả cá chấm vào chén tương ớt rồi cho vào miệng, thịt cá mềm dai, tương ớt cay nồng vừa thích thú vừa phải xuýt xoa. Nếu có dịp đến hành trình ở thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa), bạn đừng quên thưởng thức món ăn bình dị nhưng rất ngon miệng này.

trải nghiệm Nha Trang Những Món Ăn Hấp Dẫn(P4)

trải nghiệm Nha Trang Những Món Ăn Hấp Dẫn(P4)
24 2 26 50 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==