Đến với Nha Trang, khách thăm quan sẽ có dịp thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng. Ẩm thực Nha Trang phong phú, nhiều món ngon vật lạ. Đặc biệt là hải sản Nha Trang ngon và chất lượng có tiếng. Phần 2, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn hấp dẫn khi tham gia chương trình hành trình: bánh xèo mực, bánh đập, bánh canh chả cá, nhum, nem nướng.
Đến với Nha Trang, Lữ khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn đặc sản nổi tiếng. Ẩm thực Nha Trang phong phú, nhiều món ngon vật lạ. Đặc biệt là hải sản Nha Trang ngon và chất lượng có tiếng. Phần 2, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến các bạn những món ăn hấp dẫn khi tham gia Chương trình nha trang: bánh xèo mực, bánh đập, bánh canh chả cá, nhum, nem nướng.
Bánh xèo
Món Bánh xèo mực nổi tiếng nằm ở khu Tháp Bà (qua cầu Trần Phú, quẹo tay trái), đa số các hàng bánh xèo mực chỉ bán từ buổi xế đến chiều tối nhưng vẫn có một vài hàng lại chuyên phục vụ khách sáng vì không như Sài Gòn, ở Nha Trang, người ta ăn bánh xèo vào buổi sáng là chuyện rất đỗi bình thường.
Bánh xèo mực Nha Trang có kích thước giống như bánh xèo miền Trung mà chúng ta thường thấy bán ở vỉa hè Sài Gòn nhưng nó hấp dẫn và chất lượng hơn nhiều. Ngoài những thành phần bắt buộc của món bánh thì vật liệu chính để tạo nên “tên tuổi” cho món đặc sản này là mực tươi. Để tạo thêm nhiều sự lựa chọn phục vụ nhu cầu đa dạng của thực khách, hầu hết những hàng bánh xèo mực đều có cả tôm tươi nhưng tuyệt nhiên, đừng mong tìm thấy một lát thịt heo nào ở món này nhé vì bảo đảm không quán nào có đâu.
Có một điều thú vị là khi ăn món này lần đầu, nếu không chuẩn bị tâm lý trước thì bạn sẽ rất bỡ ngỡ sau cái bánh thứ 2 chấm vào nước mắm. Vì mực ở đây là mực tươi nguyên, chỉ rửa sạch rồi đem ngay đi chế biến nên thường thì sau một lúc ăn, mật trong con mực sẽ vỡ ra quyện vào nước chấm tạo thành một màu mật đen tuyền thay cho chén nước chấm màu vàng chanh óng ả lúc ban đầu.
Một cái bánh xèo có giá là 10.000đ, bạn có thể chọn loại tôm mực hoặc chỉ lấy mực không nếu thích. Trung bình một người ăn tầm 4 – 5 cái là no căng bụng. Trà đá miễn phí và rau thì khỏi phải bàn cãi, cực sạch luôn nhé.
Bánh Đập Nha Trang
Bánh ướt được tráng bằng bột gạo, một vá bột gạo cho vào nồi hấp khoảng nửa phút sẽ cho ra 1 cái bánh ướt mỏng, dai, nhìn trong trong. Nếu thích thì dì Loan sẽ tráng 1 tí trứng vào, ta sẽ có 1 cái bánh ướt trứng Bánh chín lấy ngay ra dĩa, cho mỡ hành và nhân tôm vào Cuộn lại rồi dùng kéo cắt thành từng khoanh
Chấm với mắm nêm hay mắm nước thì tùy. Nước chấm của dì pha rất ngon nhưng hơi ngọt (theo khẩu vị của mình) nên lần nào mình cũng vắt thêm tí chanh
Ăn kèm với chả lụa, tớ sẽ có 1 bài về chả lụa sau, vì chả lụa của Nha Trang rất đặc biệt.
Hay thịt nướng, mềm, thơm, không có mỡ
Bánh đập thì sao? Là bánh ướt được dán lên cái bánh tráng nướng nho nhỏ, cũng cho nhân mỡ hành và tôm vào rồi gấp lại, dùng kéo cắt thành những miếng nhỏ.
Bánh đập, bánh ướt cũng là một trong những món ăn chơi khá phổ biến ở Nha Trang, ăn sáng, ăn trưa, ăn chiều đều được. Món này trong lành, không dầu mỡ, ăn nhẹ bụng và thích nhất là được ngắm quy trình làm bánh. Vì những lý do trên mà mình chỉ chọn ăn món này ở quán bánh đập của dì Loan, 16A Hồng Lĩnh.
Bánh canh chả cá
Bánh canh chả cá Nha Trang là món ăn đặc sản mà khách đến vùng biển này phải tìm ăn bằng được. Có hai loại chả cá: Chả hấp và chả chiên, đều có vị ngọt thơm, hấp dẫn như nhau.
Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi, từng đĩa chả cá chiên vàng, được bày trên bàn các hàng bánh canh, bún cá buổi chiều rất hấp dẫn. Cá để làm chả thường là các loại cá ngon: cá mối, cá thu, cá thửng, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ v.v... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu nước mắm tỏi ớt đậm đặc.
Làm chả cá rất đơn giản, tuy có hơi nhọc công bởi khâu giã cá: cá tươi, rửa sạch, nạo lấy thịt. Hành, tỏi tiêu, gia vị giã nhuyễn, bỏ cá đã nạo vào cối quết thật nhuyễn, món chả cá càng quết nhuyễn thịt càng dai, quết đến khi thật nặng tay thì thôi. Chả được vê lại thành vê để chiên. Nếu là chả cá hấp thì cho thêm ít mỡ khổ xắt hột lựu, một ít nấm mèo xắt nhỏ trộn đều, hấp đến khi gần chín đập vào một cái trứng cho bề mặt có mầu vàng.
Chả cá là nguyên liệu chính của món bánh canh hay bún cá. Cá sau khi đã lóc hết thịt, lấy xương, xương ninh lấy nước, nồi nước ngọt bởi xương cá, nêm gia vị tùy theo bánh canh hay bún cá. Nếu bún cá thì khi ăn cho vào ít hành tây, cà chua và ăn kèm với rau sống. Bánh canh thường có ba loại: bánh canh bột gạo, bánh canh bún và bánh canh bột lọc. Bột lọc được làm bằng bột mì hay bột năng và bánh canh bột lọc thường phải nấu với cua. Bánh canh bột gạo làm như làm bánh phở; bánh canh bún là một loại bún cọng to.
Buổi xế chiều từng hàng bánh canh, bún cá được dọn ra, trên bàn là đĩa chả cá chiên vàng, một khay chả cá hấp mầu vàng óng, một thau nhỏ vừa hành lá xắt nhỏ, vừa hành củ được chẻ thành sợi, một hủ hành khô phi vàng, cạnh đấy là đĩa chanh được cắt thành từng miếng nhỏ và tô nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Bà bán hàng múc tô bánh canh nghi ngút khói, bỏ vào một nhúm chả cá chiên đã xắt thành từng miếng nhỏ, cho vào một ít hành lá, một ít hành củ, rưới thêm tí tiêu, bỏ thêm ít hành phi...
Thực khách vắt vào tô bánh canh một miếng chanh, cho thêm chút mắm ớt, tỏi, xì xà, xì xụp húp, kêu thêm một đĩa chả cá hấp, bên trên phủ một lớp hành tây thái mỏng, chấm với nước mắm ớt tỏi đậm đặc. Chỉ có hai ngàn đồng một tô bánh canh, đĩa chả cá hấp một ngàn đồng. Ăn xong thực khách hài lòng với món ăn dân dã mà đầy hương vị.
Nhum
Mùa nhum sinh sản từ tháng ba cho đến tháng sáu hay tháng bảy âm lịch (từ tiết xuân phân và kết thúc vào tiết lập thu. Cuối mùa, nhum rất chắc thịt. Khi nhỏ, nhum tựa trái chôm chôm, màu đen thẫm. Lớn lên, nhum có hình tròn dẹt, đường kính khoảng 8-10 cm; dày 3-4 cm. Con nhum lớn hết cỡ có thể bằng trái cam sành nhưng dẹp, dày cỡ ba lóng tay.
Ðể bắt nhum, người ta lặn theo các gành đá, dùng móc sắt giật khẽ, rồi nhặt bỏ vào bao. Nhưng nếu khua động mạnh, nhum sẽ "bắn gai" tự vệ có thể nguy hiểm, rồi bám chặt vào vách đá, không thể gỡ ra được. Nhum bắt về, rửa sạch, dùng dao chặt đôi, cắt bỏ túi dạ dày, lấy thanh tre mỏng nạo thịt ra khỏi vỏ. Thịt nhum kết thành năm hoặc tám múi như múi cam, mầu trắng hồng, có thể kho để ăn cơm hoặc trộn vào trứng chưng cách thủy, tráng chả, nhưng thú nhất là ăn sống - thịt nhum tươi chấm với muối tiêu và chanh, kèm theo mấy cọng rau thơm, thêm vài hớp rượu đế là hết ý.
Nếu không thích ăn sống như thế thì cháo nhum cũng lại là một món tuyệt hảo. Nồi cháo ngọt một vị khó tả, không giống thịt gà, càng không phải thịt bò... cứ sì soạt húp cháo nóng sau những giờ vẫy vùng với sóng nước, ăn dã chiến ngay trên bãi cát làng chài. Cháo nhum là một sản vật dâng tặng con người từ biển.
Cầu gai có nơi gọi là Cầu nhum hay Nhím biển là món ăn không thể thiếu ở biển Nha Trang. Là một động vật thuộc loại nhuyễn thể, nhum có họ hàng với trai, sò. Nhum có nhiều loại: nhum mỡ, nhum ta…
Nem nướng Nha Trang
Nem nướng Nha Trang với từng thớ thịt heo tươi được quết mịn, ướp thêm ít gia vị đậm đà, xiên que nướng trên bếp than hồng cho thịt nem vàng ươm, rồi cuốn với bánh tráng, chả ram chiên vàng rộm. Nem được ăn kèm các loại rau xà lách, rau thơm, dấp cá, khế, xoài, carot, chuối chát… chấm với nước tương được chế biến từ hơn 20 loại gia vị theo bí quyết gia truyền.
Hình ảnh những quán gánh ven đường đầy khách ngồi cuốn nem dùng với nước chấm béo ngậy, cay nồng đã trở thành một phần của ẩm thực Nha Trang. Mỗi khi khách thăm quan đến Nha Trang, hãy thử một lần thưởng thức món ăn đặc sản này.
Nem nướng Nha Trang được xem như một món ăn không thể bỏ qua cho những ai đặt chân đến Nha Trang và món ăn này đã được mệnh danh thành “di sản” trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.