Lễ hội Cầu Ngư ở Nha Trang Khánh Hòa đậm chất tâm linh và mang nét đẹp văn hóa truyền thống dành riêng cho ngư dân vùng biển. Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp về mặt nhân văn cũng như vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, lễ hội Cầu ngư cũng cho thấy ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ hệ sinh thái.
Ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới kêu gọi tham gia công ước bảo vệ cá voi, thì từ hàng thế kỷ trước, những ngư Nam đã có cách làm của riêng mình để tham gia bảo vệ loài cá này trước nguy cơ tuyệt chủng.
Lễ hội Cầu Ngư ở Nha Trang Khánh Hòa đậm chất tâm linh và mang nét đẹp văn hóa truyền thống dành riêng cho ngư dân vùng biển. Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp về mặt nhân văn cũng như vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, lễ hội Cầu ngư cũng cho thấy ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ hệ sinh thái. Ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới kêu gọi tham gia công ước bảo vệ cá voi, thì từ hàng thế kỷ trước, những ngư Nam đã có cách làm của riêng mình để tham gia bảo vệ loài cá này trước nguy cơ tuyệt chủng.
Khánh Hòa cũng giống như các tỉnh ven biển khác, sự tôn trọng đối với biển là một phần không thể thiếu, không chỉ trong ý nghĩ của ngư dân, mà còn của người dân địa phương đồng thời thu hút đông đảo Khách Thăm quan Đến Nha Trang Khánh Hòa tìm đến để khám phá.
Đó là lý do tại sao Lễ hội Cầu Ngư luôn luôn được xem như là một lễ hội quan trọng. Lễ hội này diễn ra tại chùa Ông – Thành phố Nha Trang. Đến đây khoảng tháng hai, tháng ba âm lịch, khách thăm quan sẽ có cơ hội để tham gia vào lễ hội này. Lữ khách thậm chí có thể đi bộ đến Đền Ông nếu trọ tại khách sạn ở trung tâm của thành phố.
Trong lịch sử, người dân địa phương đã coi cá voi loài quý hiếm, không gây hại cho con người và thường giúp đỡ ngư dân trong cơn bão. Vì vậy, người dân địa phương đã xây dựng được nhiều truyền thuyết và những câu chuyện về cá voi. Từ lâu người dân địa phương đã coi việc thờ phụng cá voi là một sự kiện trọng đại và có ý nghĩa. Đến trải nghiệm Nha Trang, khách thăm quan sẽ có thêm nhiều hiểu biết thú vị. Cá voi được gọi là Cá Ông và chôn cất trong ngôi mộ được gọi là Lăng Ông. Hàng năm, ngư dân tổ chức lễ hội vào ngày khi cá voi chết và tiến hành lễ cầu mong cho một năm đánh bắt cá thuận lợi.
Từ bao đời nay, ở các cộng đồng cư dân ven biển Khánh Hòa cũng như ngư dân miền Trung luôn lưu truyền những giai thoại về Ông Nam Hải (cá voi). Cốt lõi của những truyền thuyết ấy là việc cá voi thường cứu giúp người bị nạn ngoài biển khơi, đồng thời cho ngư dân được mùa biển. Đối với ngư dân, cá voi không chỉ có sức mạnh phi thường mà còn hiểu được ý nguyện của con người và luôn làm điều thiện.
Phong tục Lễ hội Cầu ngư ở làng biển Khánh Hòa thường xuất phát từ sáng sớm bằng lễ Nghinh Ông trên biển. 15 chiếc ghe xếp thành hình chữ V, trống dong cờ mở rộn rã cả một vùng biển nước mênh mông. Lễ Nghinh Ông là lễ rước linh hồn của Ông về lăng để chứng giám cho tấm lòng thành kính của ngư dân. Để mời gọi được linh hồn của Ông về, người ta phải làm lễ tế trên biển hết sức trang trọng với đầy đủ lễ vật lòng thành.
Trong Lễ hội Cầu ngư, nghi thức có sự tham gia của đông đảo người dân nhất chính là lễ rước sắc phong. Đám rước sắc được chia làm 2 đoàn, một đoàn đi từ phía bắc, một đoàn đi từ phía nam. Ở mỗi đoàn, dẫn đầu là đội múa lân - sư - rồng, tiếp đến là mô hình con thuyền đang lướt sóng, sau cùng là người tham gia lễ rước mặc cổ trang, tay cầm cờ, binh khí xếp thành hai hàng. Đoàn rước sắc đi đến đâu, tiếng trống lân, tiếng hò bá trạo rộn vang đến đấy. Đoàn rước sắc về đến lăng, cũng là lúc diễn ra nghi thức nhập lăng với các màn múa lân, múa rồng, dâng hương và đội bá trạo chèo hầu.
Xem thêm:
Những lễ hội độc đáo ở Nha Trang, Khánh Hòa
Tổng hợp các Hành trình Nha Trang 2019 giá rẻ