Alexandre Yersin (1863-1943) là một bác sĩ, nhà y học và nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sĩ. Anh dành tình cảm rất lớn cho Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Khánh Hòa, nơi anh coi là quê hương thứ hai của mình. Nhiều nơi ở Việt Nam vinh danh những đóng góp của ông. Một là Bảo tàng Alexandre Yersin.
Alexandre Yersin là ai?
Yersin tên đầy đủ là Alexandre Émile Jean Yersin. Ông sinh ngày 22/9/1863 tại Aubonne, Thụy Sĩ và mất vào ngày 01/3/1943 tại Nha Trang, Việt Nam. Alexandre Émile Jean Yersin là bác sĩ y khoa và cũng là nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm nổi tiếng trên thế giới. Yersin được cho là người khám phá ra cao nguyên Lâm Viên và cũng là người thành lập nên trường y Đông Dương (tiền thân của trường Đại học Y Hà Nội).
Ông là người nghiên cứu và tìm ra trực khuẩn gây nên bệnh dịch hạch (trực khuẩn này đặt theo tên ông là Yersinia pestis). Yersin là con út của một gia đình có 3 người con gồm Émilie, Franck, và Alexandre. Cha của ông mất khi ông mới chào đời được 3 tuần lễ. Sau đó, mẹ của ông chuyển đến Morges để sinh sống, Yersin cũng theo mẹ đến đây.
Năm 1883, sau khi tốt nghiệp trung học, Yersin đến Lausanne để học y khoa, rồi sang Marburg, Đức tiếp tục theo đuổi ngành học này. Trong thời gian này, qua báo chí, Yersin biết về David Livingstone, một nhà truyền giáo và nhà thám hiểm người Scotland. David Livingstone trở thành thần tượng, hình mẫu lý tưởng để Yersin học tập.
Tham quan bảo tàng Alexandre Yersin ở Nha Trang
Nằm trong khuôn viên Viện Pasteur, số 4 Trần Phú, Bảo tàng A. Yersin tọa lạc trên tầng hai ngôi nhà phía bên tay phải của Viện Pasteur, có diện tích khoảng 100m2, trong đó trưng bày một phần rất nhỏ đồ vật còn sót lại mà nhà bác học đã từng sử dụng.
Alexandre Yersin đến định cư tại Nha Trang vào năm 1895, ông đã chọn làng Chài - Xóm Cồn. Ông sống trong chiếc lô cốt do Toàn quyền Pháp xây dựng bên bờ biển. Chiếc lô cốt vuông vức xấu xí được sửa sang lại thành căn hộ hai tầng duyên dáng. Sơ đồ nhà rất đơn giản, mỗi tầng chỉ có một phòng, xung quanh có hành lang với nhiều ô cửa liên tiếp nhau. Sau này mái nhà được cơi lên thành nhà vòm để ông đặt chiếc kính thiên văn.
Năm 1975, do chiến tranh căn nhà của Alexandre Yersin bị phá hủy. nhưng từ năm 1958, đồ đạc trong nhà, vật dụng cá nhân, thiết bị khoa học và các tài liệu lưu trữ đã được thu thập và cất giữ trong hành lang và các phòng nằm xung quanh thư viện Pasteur, đó là bảo tàng đầu tiên về Alexandre Yersin.
Nhà bảo tàng mới nằm ngay cạnh Viện Pasteur Nha Trang, được xây dựng vào năm 1997, với ý muốn lưu giữ lại tinh thần sơ đồ căn hộ của Alexandre Yersin tại làng Chài, gồm một phòng ở giữa, xung quanh là lối đi tượng trưng cho hành lang của căn hộ cũ trước đây. Từ những tư liệu và dụng cụ ban đầu còn lưu giữ, bổ sung thêm các bản sao chụp, các sưu tập của bảo tàng và văn khố Viện Pasteur gợi lại hình ảnh cuộc sống của Alexandre Yersin trước đây.
Lối đi tham quan gắn các biển thuyết minh trình bày: thời thơ ấu, thời gian đi học, các chuyến thám hiểm, bệnh Dịch hạch và việc khám phá ra vi khuẩn Dịch hạch. Việc định cư ở Nha trang và các Viện Pasteur ở Đông Dương, việc chăn nuôi và lập đồn điền, óc tò mò khoa học và các danh hiệu ông đã đạt được.
Một vài dụng cụ hướng dẫn để hiểu rõ hơn những khía cạnh khác nhau về công trình nghiên cứu của ông. Một chiếc rương cho thấy số hành lý và những vật dụng ông dùng để tra đổi với các bộ tộc thiểu số trong các chuyến thám hiểm. Cuốn phim ngắn thực hiện những tấm hình ông đã chụp và sổ nhật ký hành trình để biết rõ hơn cuộc đởi phiêu lưu của ông. Bên cạnh chiếc kính hiển vi nguyên thủy, bốn mô hình minh họa các giai đoạn đã ghi dấu ấn trong lịch sử bệnh Dịch hạch: Alexandre Yersin phân lập vi khuẩn Dịch hạch; chuột lây lang bệnh; P.L Simond khám phá ra vai trò các tác nhân truyền bệnh của bọ chét và việc chế ra huyết thanh kháng dịch.
Trong các dụng cụ đo lường và máy móc khoa học, kính xem hình nổi 3 chiều, ăng-ten phát tín hiệu morse, kính viễn vọng, các máy chụp hình là những vật chứng cho thấy những thú đam mê của Alexandre Yersin cũng như sự ham thích luôn muốn thử nghiệm và hiểu biết các kỹ thuật vừa được phát minh, đồng thời tìm ra những ứng dụng thực tiễn.
Gian phòng ở giữa, nơi lưu giữ các đồ đạc của căn nhà cũ sẽ tái hiện lại cuộc sống riêng tư của ông. Kệ sách cho thấy đầu óc khoáng đạt cũng như trí tò mò không mệt mỏi. Sách bao gồm các chủ đề rất khác nhau như địa lý, lịch sử, hàng không, thiến văn, khí tượng, điện khí, ô tô, vật lý … nhưng cũng có bộ tiểu thuyết “Mặt nạ” cho thấy ông yêu loại tiểu thuyết trinh thám ra sao trong những lúc giải lao.
Năm 1991, Bảo tàng Yersin được Bộ Văn hóa- Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích Lịch sử- Văn hóa