==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Tháp Po Nagar hay Tháp Bà Ponagar là địa điểm Nha Trang thu hút rất đông khách ghé thăm. Nhờ khu tháp này, người dân thành phố biển này đã có thể đường hoàng tự hào là quê hương mình cũng chứa đựng những nét văn hóa lịch sử lâu đời giá trị như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Tháp Po Nagar hay Tháp Bà Ponagarđịa điểm thăm quan Nha Trang thu hút rất đông khách ghé thăm. Nhờ khu tháp này, người dân thành phố biển này đã có thể đường hoàng tự hào là quê hương mình cũng chứa đựng những nét văn hóa lịch sử lâu đời giá trị như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

 

Huyền Sử Kỳ Bí Về Tháp Po Nagar - Ảnh 1

 

Nằm ở phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố Nha Trang chỉ khoảng 10 km, tháp Po Nagar là ngôi đền của người Chăm Pa nằm trên đỉnh ngọn đồi nhỏ. Khu tháp là một tổ hợp kiến trúc gồm bốn ngôi tháp, hai miếu thờ và một nhà nghỉ. Hai ngôi tháp lớn, một cao 18m, một cao 22,48m, được xây bằng gạch nung. Tháp lớn xây thành 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa giả, tượng thần và hình thú bằng đá. Ở 4 góc có 4 tháp nhỏ, tạo những đường nét hết sức độc đáo. 

 

Ngọn tháp cao nhất trong khu này cũng có tên là Po Nagar với chiều cao khoảng 23m có tượng thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở). Tượng cao 260cm, tạc bằng đá hoa cương mầu đen ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.

 

Huyền Sử Kỳ Bí Về Tháp Po Nagar - Ảnh 2

 

Theo các nhà khảo cổ, Po Nagar được xâu dựng trong thời kỳ đạo Ấn Độ giáo đang cường thịnh, vào khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến XIII. Tháp có lối kiến trúc độc đáo và gần như còn nguyên vẹn qua dòng thời gian. Tháp Po Nagar là công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc công phu, tinh xảo của dân tộc Chăm Pa, đại diện cho một nền văn hóa vàng son trong lịch sử dân tộc này.

 

Công trình có giá trị lịch sử này gắn với một truyền thuyết rất thú vị. Chuyện kể rằng ngày xưa ở núi Đại An có hai vợ chồng tiều phu sinh sống. Dù chăm chỉ làm lụng nhưng vườn do hai vợ cồng chăm sóc cứ có trái dưa nào chín tới đều bị mất. Ngày nọ, ông lão cất công rình và gặp một cô bé khoảng 9-10 tuổi hái dưa và chơi đùa dưới trăng. Thấy quý mến cô bé, ông lão mới đưa bé về nuôi và yêu thương như ruột thịt.

 

Huyền Sử Kỳ Bí Về Tháp Po Nagar - Ảnh 3

 

Một ngày nọ, trời mưa to gió lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã nên cô con gái nuôi đã lấy đá chất thành ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm. Thấy vậy, ông lão mới rầy la vì cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc. Chẳng ngờ rằng thiếu nữ vốn là tiên giáng trần buồn nhớ cảnh bồng lai. Bị mắng, cô gái vô cùng buồn bã. Bất chợt cô nhìn thấy một khúc kỳ nam (một loại gỗ) theo nước trôi đến liền bèn hiến thân vào khúc kỳ nam cho sóng đưa đẩy.

 

Khúc kỳ nam trôi ra biển rồi tấp vào nơi gần cung vua, hương toả ngào ngạt khiến người dân trong vùngl tò mò kéo đến xem. Thấy gỗ tốt, họ xúm vào khiêng nhưng bao người cũng không làm khúc gỗ nhúc nhích. Thái tử Bắc Hải nghe chuyện bèn tìm đến xem hư thực và giơ tay nhấc thử. Bỗng khúc gỗ trở nên nhẹ như tờ giấy rồi chàng mới đem về cung và nâng niu như báu vật.

 

Một đêm, dưới ánh trăng mờ, thái tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam nhưng lại gần xem thì không thấy ai, chỉ phảng phất mùi hương từ khúc kỳ nam bay ra. Sau nhiều lần theo dõi thì đến một hôm, thái tử chứng kiến từ trong khúc Kỳ Nam bước ra một giai nhan tuyệt sắc. Chàng liền vụt chạy đến, ôm choàng lấy giai nhân. Không biến kịp vào khúc Kỳ Nam, mỹ nhân đành theo thái tử về cung và cho biết tên nàng là Thiên Y Ana. Thái tử thấy nàng Ana xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, sinh được hai người con, một trai một gái. Một hôm, vì nhớ quê và cha mẹ nên Thiên Y bế hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

 

Huyền Sử Kỳ Bí Về Tháp Po Nagar - Ảnh 4

 

Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm. Sau đó, Thiên Y xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Đó là tháp Ponagar ngày nay. Thấy nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra các lễ nghi... Nhờ đó mà đời sống người dân địa phương ngày một ấm no hơn.

 

Ngày nọ, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y cùng hai con cưỡi hạc bay về trời... Nhân dân nhớ ơn bà đã xây tháp tạc tượng thờ phụng, và mỗi năm vào ngày 23/3 âm lịch đều làm lễ dâng hoa nay được gọi là Lễ hội Tháp Bà.

 

Ngày nay, đến thăm Tháp Bà Nha Trang, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tâm linh, dấu vết của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ, Lữ khách còn có dịp thưởng thức những vũ điệu Chăm Pa quyến rũ, làm bạn nhớ mãi khi về.

Huyền Sử Kỳ Bí Về Tháp Po Nagar

Huyền Sử Kỳ Bí Về Tháp Po Nagar
79 8 87 166 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==